Việc định hướng huyện Củ Chi lên thành phố trực thuộc TP.HCM, cùng với sự phát triển và hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông liên kết vùng được các chuyên gia đánh giá là sẽ giúp Củ Chi trở thành trung tâm của khu vực Tây Bắc TP.HCM. Điều này sẽ kéo theo sự sôi động của thị trường bất động sản trong tương lai. Vậy yếu tố nào thức đẩy Củ Chi phải lên thành phố? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Huyện Củ Chi tận dụng đường sông để phát triển ngành logistics
Hơn hai năm trước, chúng tôi có đưa một số nhà đầu tư Nhật Bản đến Việt Nam để tìm nơi xây dựng trung tâm logistics lớn.
Khi đi ngang qua Củ Chi, nhà đầu tư thấy huyện này có lợi thế khi là cửa ngõ phía tây bắc kết nối với trung tâm TP.HCM và các tỉnh miền Tây, thậm chí đi qua Campuchia. Nhà đầu tư đánh giá rằng nếu được đầu tư đúng mức, Củ Chi sẽ là TP đáng sống trong thời gian tới.
Tuy nhiên một điểm nghẽn mà các nhà đầu tư nhận thấy ở đây là giao thông kém, họ đặt câu hỏi rằng liệu các container sẽ di chuyển như thế nào và chính quyền có nghĩ đến việc hình thành một trung tâm logistics ở đây không.
Chúng tôi xin phép chính quyền tạo điều kiện làm cảng logistics, kho bãi tại đây để phục vụ các khu công nghiệp. Hiện vấn đề logistics, kho bãi phục vụ các khu công nghiệp đang rất thiếu trong khi huyện Củ Chi có đến 54km hành lang sông Sài Gòn, tại sao chúng ta không nghĩ đến việc hình thành trung tâm logistics thứ hai tại đây sau Cái Mép, Tân Cảng.

Hiện TP.HCM đang thúc đẩy khép kín đường vành đai 3, cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, khởi động đường ven sông Sài Gòn. Đây là những điểm nhấn về giao thông nếu được đầu tư sẽ giảm bớt ùn tắc các tuyến đường, tạo sự liên kết vùng.
Đồng thời, Củ Chi cũng cần có đường kết nối xuyên suốt từ đông sang tây, hình thành các cảng và trung tâm logistics. Trung tâm này sẽ kết nối các khu công nghiệp của Bình Dương, Tây Ninh, Long An… và tạo dịch vụ hậu cần cho TP.
Huyện Củ Chi có đủ yếu tố phát triển du lịch sinh thái, thể thao dưới nước
Ý tưởng quy hoạch không gian huyện Củ Chi dựa trên các trục đường bộ cao tốc hiện đại và đường thủy.
Thứ nhất, trục dọc đường vành đai 4, tỉnh lộ 7 và 8. Trung tâm là thị trấn Củ Chi lan tỏa theo trục này về Long An qua xã Tân An Hội, giao quốc lộ 22 về khu Đại học Quốc gia 2 và Khu công nghệ cao 2, Khu công viên phần mềm 2.
Các yếu tố này kết thành cụm khoa học – công nghệ cao như Thung lũng Silicon ở Mỹ. Từ thị trấn Củ Chi theo tỉnh lộ 8 về Bình Dương sẽ là khu du lịch, thể thao, sinh thái, nông nghiệp sinh thái.
Thứ hai, trục quốc lộ 22 và cao tốc TP.HCM – Mộc Bài – Tây Ninh – Campuchia có các cụm dịch vụ giải trí như Disneyland Việt Nam. Đây là khu dịch vụ du lịch, sinh thái, thể thao dưới nước, các khu nghỉ dưỡng, sinh thái dọc kênh An Hạ đến sông Sài Gòn. Tuyến này cũng nên có thêm cụm các bệnh viện, trung tâm y tế đa khoa, chuyên khoa cao cấp, khu Đại học Quốc gia 2, Khu công nghệ cao 2.
Thứ ba, dọc ven sông Sài Gòn phát triển các khu du lịch cao cấp, ven sông như du lịch sinh thái, du lịch thể thao dưới nước, du lịch tâm linh. Cụm này cũng hình thành các khu nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, ngưng phát triển nông nghiệp truyền thống.
Huyện Củ Chị thu hút được nhà đầu tư lớn, có tầm
Hai huyện Hóc Môn, Củ Chi mời gọi đầu tư vào 55 dự án trị giá 12,5 tỷ USD
Trong số 55 dự án được hai huyện: Hóc Môn, Củ Chi mời gọi đầu tư dịp này có tổng trị giá 12,5 tỷ USD; được phân chia thành các lĩnh vực: Hạ tầng giao thông, kỹ thuật; chỉnh trang đô thị, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại-dịch vụ và Giáo dục-Văn hóa-Thể thao; trong đó, lĩnh vực có số lượng dự án mời gọi lớn nhất là hạ tầng giao thông-kỹ thuật với khoảng 18 dự án.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, đến thời điểm này, lãnh đạo TPHCM và các cơ quan, địa phương liên quan đã có sự chuẩn bị tốt cho Hội nghị xúc tiến đầu tư vào huyện Hóc Môn và Củ Chi 2022.

Đặc biệt, Chủ tịch nước đề cập đến yêu cầu cần “gỡ nút thắt” về hạ tầng tại Củ Chi và Hóc Môn hiện đang còn kém hơn so với mặt bằng chung của thành phố, nhất là đường xá, giao thông.
Chủ tịch nước cũng yêu cầu cần chú ý đến yếu tố đảm bảo phát huy tốt nhất giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất, tránh tình trạng dự án có đất sở hữu rộng nhưng giá trị gia tăng thấp, gây lãng phí tài nguyên đất đai. Thành phố cũng cần chú ý kêu gọi đầu tư và triển khai các chương trình, dự án liên quan đến nâng cao tay nghề của người lao động; tạo điều kiện thông thoáng, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh để tăng khả năng thu hút đầu tư, các dự án lớn.
Chủ tịch nước cũng đề nghị chính quyền thành phố và hai huyện cần thường xuyên theo dõi, giám sát việc triển khai các lời hứa của các nhà đầu tư, các dự án cam kết trên địa bàn; luôn đặt quyền và lợi ích của người dân vào vị trí trung tâm; nỗ lực phấn đấu nâng mức sống của người dân Củ Chi và Hóc Môn ngang tầm với các địa phương khác của thành phố.
Từ những yếu tố trên, đã thúc đẩy huyện Củ Chi trở thành thành phố trực thuộc trung ương và được chú trọng quy hoạch sớm nhất có thể trong tương lai gần.